Ngày đầu tiên của sự kiện,áclậpkỷlụcbảnđồẩmthựcmónănViệphimsexsub khong che 20/10, diễn ra chương trình xác lập kỷ lục bản đồ ẩm thực Việt lần thứ hai. Chương trình có sự góp mặt của các đầu bếp thuộc Hội đầu bếp chuyên nghiệp TP HCM, đầu bếp tay nghề cao từ hơn 20 tỉnh, thành trên khắp cả nước.
Bà Võ Lưu Lan Uyên, Phó Tổng thư ký Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, đọc quyết định xác lập kỷ lục Việt Nam với nội dung "sự kiện chế biến và công diễn các món ăn đặc sản của 63 tỉnh thành để tạo hình bản đồ Việt Nam bằng nhiều món ăn nhất".
Tấm bản đồ được lấp kín bằng những món ăn đặt lên từng tỉnh thành, tổng cộng 126 món. Số lượng món trên bản đồ năm nay phá vỡ kỷ lục năm ngoái, nhiều hơn gấp đôi, đại diện Tổ chức Kỷ lục Việt Nam thông tin.
Theo bà Nguyễn Thị Khánh, Chủ tịch Hiệp hội du lịch TP HCM, việc xác lập kỷ lục bản đồ 126 món của 63 tỉnh thành mang ý nghĩa "bảo tồn giá trị ẩm thực truyền thống". Đây còn là cơ hội để các đầu bếp thể hiện khả năng sáng tạo của mình, đóng vai trò như một "đại sứ ẩm thực" để gửi gắm những giá trị của ẩm thực nước nhà đến bạn bè quốc tế.
"Điểm đặc biệt" của bản đồ ẩm thực Việt Nam là các món ăn trưng bày đều được các đầu bếp "chế biến trực tiếp’ tại khuôn khổ lễ hội. Các món ăn trưng bày trên bản đồ sẽ được đội ngũ chuyên gia ẩm thực đánh giá và trao thưởng cho đầu bếp thực hiện. Ngày đầu tiên của lễ hội, các món trưng bày trên bản đồ là món ăn được chế biến trực tiếp. Các ngày tiếp theo, món ăn trên bản đồ được trưng bày bằng mô hình để phục vụ khách tham quan.
Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP HCM cho biết các món ăn được chế biến số lượng vừa đủ cho việc trưng bày, tiết kiệm nguyên liệu và gia vị.
"Ban tổ chức chỉ chế biến lượng đồ ăn vừa đủ cho việc trưng bày, tiết kiệm gia vị và nguyên liệu. Với những món ăn có thể tái sử dụng sẽ sử dụng. Tuy nhiên, với một số món ăn do đặc thù riêng nên không thể bảo quản lâu", bà Khánh nói.
126 món ăn xuất hiện trên bản đồ gồm nhiều món quen thuộc gắn liền với hình ảnh ẩm thực Việt và cả những món ăn độc lạ là đặc sản các vùng miền. Có thể kể đến món dông cát nướng muối ớt (Bình Thuận), bò cỏ Chưmomray muối kiến vàng (Kon Tum), lẩu cá ngát (Hậu Giang), lam nhọ (Lai Châu) hay bún chả, bún đậu mắm tôm Hà Nội, bánh mì Sài Gòn.
Ông Phạm Sơn Vương, Chủ tịch hội đầu bếp chuyên nghiệp TP HCM, cho biết tiêu chí đánh giá các món ăn tham gia xác lập kỷ lục bản đồ ẩm thực Việt "không quá phức tạp về phần khẩu vị" mà quan trọng "sự sáng tạo" của đầu bếp, cách họ sử dụng các sản vật địa phương vào trong món ăn của mình.
Các sản vật này phải mang đến cho công chúng và ban giám khảo cảm giác mới mẻ, đặc sắc và tạo thêm được các đặc sản mới cho ẩm thực địa phương. Theo ông Vương, sự sáng tạo và đổi mới cũng là "xu hướng hiện tại" của ngành ẩm thực, đóng vai trò quan trọng trong quá trình "mở cửa với thế giới". Các đầu bếp Việt Nam hiện đã bắt đầu học hỏi cách nấu của thế giới, tìm cách đưa cái mới vào trong những món ăn cũ "để vừa giữ được món ăn truyền thống vừa tạo được những sản phẩm hiện đại", đáp ứng được nhu cầu của thực khách trong nước và quốc tế.
Cũng trong buổi khai mạc, ông Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho biết lễ hội góp phần quảng bá ẩm thực Việt Nam ra thế giới, đồng thời thúc đẩy loại hình du lịch ẩm thực, đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn để thu hút du khách quốc tế. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 xác định văn hóa ẩm thực là dòng văn hóa chủ đạo.
"Để quảng bá giới thiệu ẩm thực Việt Nam ra quốc tế, các hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam cần gắn liền với việc quảng bá văn hóa, ẩm thực các vùng miền trên cả nước", ông Nguyễn Trùng Khánh nói.
Trước Lễ hội rạng danh ẩm thực Việt, TP HCM từng tổ chức Lễ hội bánh mì đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 3 với 100.000 lượt khách ghé thăm. Dự kiến, lễ hội ẩm thực trong 3 ngày tháng 10 ngày sẽ thu hút khoảng 50.000 lượt khách đến tham quan, ăn uống.
Lễ hội do Hiệp hội Du lịch TP HCM, Chi hội đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn, Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và phát triển ẩm thực Việt Nam tổ chức.
Bích Phương - Vân Khanh